Lúc mới sinh, Chau Sóc Thon chỉ nặng 2,7kg và thường xuyên bị ốm đau, phải nhập viện điều trị. Năm 4 tuổi, Chau Sóc Thon bị bệnh rất nặng, được cha mẹ đưa vào bệnh viện.
Bác sĩ nói Chau Sóc Thon khó qua khỏi nên trả về để gia đình lo hậu sự. Khi ông nội đến ôm Chau Sóc Thon lần cuối thì thấy cháu trai tỉnh lại.
Đến năm 18 tuổi, khi sư Chau Sóc Thon đang theo học Trường THPT Nguyễn Trung Trực (ở tỉnh An Giang), thì đột ngột đau bụng dữ dội, phải mổ ruột thừa.
“Bệnh tình tôi trở nặng nên được chuyển từ bệnh viện ở Tri Tôn xuống bệnh viện ở Long Xuyên (An Giang). Khi vào cấp cứu, nhịp tim tôi yếu dần, bác sĩ nói với cha mẹ tôi chuẩn bị ký giấy tờ đưa tôi về lo hậu sự. Sau đó, nhịp tim của tôi bất ngờ hoạt động lại…
Khi tôi “chết đi sống lại lần hai”, cha mẹ khóc rất nhiều và họ nguyện cho tôi vào chùa tu. Năm 20 tuổi, cha mẹ gửi tôi vào chùa Tà Pạ cho đến nay”, sư Chau Sóc Thon .
Bà Néang Nhung (mẹ sư Thon) nói, từ nhỏ con trai đã bị đau ốm triền miên. Gia đình phải bán đất, vay mượn tiền để đưa đi trị bệnh.
“Từ nhỏ đến năm 18 tuổi, Thon đã trải qua hai lần chết đi sống lại. Có lẽ vì uống thuốc quá nhiều nên cơ thể của Chau Sóc Thon không phát triển như người thường”, bà Néang Nhung nói.
Hòa thượng Chau Sưng, Trụ trì chùa Tà Pạ khẳng định, chuyện sư Chau Sóc Thon “chết đi sống lại” là thật và rất nhiều người biết chuyện này.
“Từ nhỏ, sư Chau Sóc Thon đã theo cha lên chùa phụ quét dọn, bưng bát khất thực. Năm 20 tuổi, sư Chau Sóc Thon vào chùa tu tập cho đến nay. Từ đó, đến nay, sức khỏe của sư Chau Sóc Thon khỏe mạnh, không còn “chết đi sống lại” như hai lần trước", Hòa thượng Chau Sưng nói.
Còn về việc đã 31 tuổi nhưng có thân hình tí hon, sư Chau Sóc Thon nói mình từng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và kết quả bình thường.
“Trong gia đình, cha mẹ và anh chị em đều cao, to, chỉ mình tôi nhỏ xíu như thế này. Nhiều năm qua, chiều cao, cân nặng của tôi không thay đổi”, sư Chau Sóc Thon nói.
Ở chùa Tà Pạ, mùa hè đến, sư Châu Sóc Thon lại dạy chữ Khmer cho các trẻ em người dân tộc trong vùng. Cứ đều đều, mỗi buổi trưa lớp học lại vang lên tiếng đọc chữ của sư và các em.
“Tôi dạy chữ Khmer cho các em được 4 năm rồi. Lớp học này được mở ra từ ý tưởng của sư cả. Sư cả muốn các em biết chữ Việt và chữ Khmer. Dù tôi có thân hình nhỏ nhắn nhưng các em vẫn rất tôn trọng”, sư Chau Sóc Thon nói.
“Nhiều người lần đầu gặp tưởng tôi là chú tiểu khoảng 10 tuổi. Khi tôi nói đã hơn 30 tuổi họ không tin. Khi tôi đưa căn cước công dân ra họ mới bất ngờ...”, sư Chau Sóc Thon cười chia sẻ.
T.Chí
" alt=""/>Vị sư ở An Giang ‘chết đi sống lại’, 31 tuổi chỉ cao 1m45, nặng 28kgCác vấn đề dẫn đến việc triệu hồi xe bao gồm sự cố phần mềm camera phía sau trên mẫu xe SUV Model X của Tesla, lỗi trục truyền động đến bánh sau của mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện EV6 của Kia và mẫu xe điện Ioniq 5 của Hyundai.
Cũng theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc, các chủ xe có thể truy cập trang chủ của chính phủ www.car.go.kr hoặc gọi tới số điện thoại 080-357-2500 để xác định xe của họ có nằm trong diện triệu hồi hay không.
Theo Bnews
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đa số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện để bổ sung vào dự thảo Luật quy định về đấu giá biển số xe ô tô; có ý kiến đề nghị nghiên cứu mở rộng đấu giá với cả biển số xe tải, xe khách và xe mô tô.
Thảo luận nội dung này, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) đề nghị cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng quy định bổ sung biển số xe đấu giá là biển số xe mô tô, xe gắn máy trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo bà Ngân, đấu giá biển số xe được dư luận rất quan tâm, vì đáp ứng được nhu cầu của người dân và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên đây là vấn đề mới, đang trong quá trình thực hiện thí điểm.
"Quá trình thực hiện thí điểm sẽ từng bước rút kinh nghiệm để tăng cường các biện pháp quản lý cần thiết, và có thể sửa đổi, bổ sung các quy định hiện nay cho phù hợp. Song vẫn cần nghiên cứu, cân nhắc, có tổng kết đánh giá đầy đủ, cụ thể, toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết 73/2022/QH15 để bổ sung vào dự thảo luật cho phù hợp", đại biểu Ngân nói.
Liên quan đến giá khởi điểm, khoản 2, Điều 37, dự thảo Luật quy định, giá khởi điểm của biển số xe ô tô đưa ra đấu giá không thấp hơn 40 triệu đồng (căn cứ theo Nghị quyết 73/2022/QH15); giá khởi điểm biển số xe mô tô, xe gắn máy không thấp hơn 5 triệu đồng. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quyết định cụ thể mức giá khởi điểm của các loại biển số xe đưa ra đấu giá.
Theo đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, cần có cơ sở, căn cứ rõ ràng, cụ thể để quy định mức giá khởi điểm ngay trong dự thảo luật, nhất là khi Nghị quyết 73/2022/QH15 mới triển khai được 8 tháng, chưa có tổng kết, phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nào, quy định nào là phù hợp.
Theo ĐBQH Đồng Ngọc Ba (đoàn Bình Định), đấu giá biển số xe là vấn đề có nhiều ý kiến. Hiện nay đang làm thí điểm, diện áp dụng đối với biển số ô tô nền màu trắng chữ màu đen. Thời gian hết tháng 7-2026 mới hết thời hạn thí điểm. Khi Quốc hội ra Nghị quyết 73 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô đã tính đến nhiều khía cạnh, không chỉ kinh tế mà còn xã hội, văn hóa.
Ông Ba nhìn nhận Chính phủ đã kịp thời có báo cáo bổ sung đánh giá tác động muốn luật hóa quy định và mở rộng phạm vi. Nhưng hiện nay lại chưa đủ thời gian thực hiện thí điểm.
"Do đó, đối với đấu giá biển số xe thì cân nhắc" - ông Ba nói và đề nghị trước mắt nếu có luật hóa chỉ luật hóa trong phạm vi thí điểm là biển số xe ô tô nền màu trắng, chữ màu đen chứ chưa mở rộng ra đối với các loại xe khác.
Theo NLĐ
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Có nên đấu giá biển số xe mô tô?